Cầu vồng đơn sắc

Bức ảnh không được nâng cấp của một cầu vồng đỏ, chụp gần Minneapolis tháng 7 năm 1980

Cầu vồng đơn sắc hay Cầu vồng đỏ là một hiện tượng quang họckhí tượng học, một biến thể hiếm hoi của cầu vồng nhiều màu thường thấy. Quá trình hình thành của nó giống hệt với cầu vồng bình thường (cụ thể là sự phản xạ/khúc xạ ánh sáng trong những giọt nước), sự khác biệt là cầu vồng đơn sắc đòi hỏi Mặt Trời ở gần đường chân trời; tức là gần lúc Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn. Do góc thấp của Mặt Trời, ánh sáng phải truyền qua một khoảng cách lớn hơn qua bầu khí quyển, các bước sóng ngắn hơn của ánh sáng, chẳng hạn như màu xanh, xanh lá câyvàng bị tán xạ đi và để lại chủ yếu màu đỏ.[1] Trong môi trường ánh sáng thấp, nơi mà hiện tượng thường xuyên hình thành nhất, một cầu vồng đơn sắc có thể để lại một hiệu ứng rất ấn tượng.

Tham khảo

  1. ^ Groth, Ed; Foster, Jim (ngày 10 tháng 9 năm 2011). “Red Rainbow at Sunrise - Earth Science Picture of the Day”. NASA Earth Science Division. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.

Đọc thêm

  • Sistek, Scott (ngày 24 tháng 11 năm 2011). “Red Rainbows, Glorious Sunrises and a Very Unlucky Weather Station”. KOMO News. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  • Cowley, Les. “Red Rainbows”. Atmospheric Optics. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
    Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến khí hậu học/khí tượng học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
    • x
    • t
    • s