Diabaz

Diabaz

Diabaz hay dolerit là một loại đá xâm nhập nông có thành phần mafic, và tương đương với loại đá phun trào bazan hay đá xâm nhập gabbro. Ở Bắc Mỹ, thuật ngữ diabaz đề cập đến các loại đá tươi trong khi những nơi khác thì dùng dolerit để chỉ các đá tươi và diabaz chỉ các vật liệu bị biến đổi.[1][2] Các dyke và sill diabaz thường là các thể xâm nhập nông và thường có kiến trúc hạt mịn đến ẩn tinh, chúng có thể chứa tachylite (thủy tinh mafic sẫm màu).

Thạch học

Diabaz thường có kiến trúc hạt mịn, nhưng có thể thấy các hạt tinh thể plagioclase có hình bình hành (62%) nổi trên nền clinopyroxen, đặc biệt là augit (20–29%), với một ít olivin (3% đến 12% trong diabaz olivin), magnetit (2%), và ilmenit (2%).[3] Các khoáng vật nguyên sinh và biến đổi bao gồm hornblend, biotit, apatit, pyrrhotit, chalcopyrit, serpentin, clorit, và canxit. Feldspar chủ yếu là anorthit (ngược lại là albit) trong labradorit.

Tham khảo

  1. ^ Holmes, Arthur, 1974, Principles of Physical Geology, Halsted Press, 3rd ed., p. 70 ISBN 0-471-07251-6
  2. ^
  3. ^ Klein, Cornelus and Cornelius S. Hurlbut, Jr.(1986) Manual of Mineralogy, Wiley, 20th ed., p. 483 ISBN 0-471-80580-7

Liên kết ngoài

  • Collection of dikes in the Fish River Canyon, Namibia
  • x
  • t
  • s
Đá mácma theo thành phần
KiểuUltramafic
< 45% SiO2
Mafic
45-52% SiO2
Trung tính
52-63% SiO2
Trung tính-Felsic
63-69% SiO2
Felsic
>69 % SiO2

Đá núi lửa:
Đá xâm nhập nông - Thể tường và thể bảng:
Đá xâm nhập sâu:

Bazan picrit

Peridotit

Bazan
Diabaz (Dolerit)
Gabro

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa chất học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s