Malik Shah I

Malik Shah
ملکشاه
Sultan Muhammad ibn Malik-Shah, tiểu hoạ từ cuốn 'Jami' al-Tawarikh' của Rashid al-Din
Hoàng đế của Đế quốc Đại Seljuk
Tại vị1072–1092
Tiền nhiệmAlp Arslan
Kế nhiệmMahmud I của Đại Seljuk
Kilij Arslan I ở Rum
Thông tin chung
Sinh8 tháng 8 năm 1055
Mất19 tháng 11 năm 1092 (37 tuổi)
Baghdad, Nhà Abbas, Iraq ngày nay
An tángIsfahan
Hậu duệMahmud I
Barkiyaruq
Mehmed I
Hoàng tộcNhà Seljuk
Thân phụAlp Arslan
Tôn giáoIslam

Malik-Shah I (tiếng Ba Tư: ملکشاه‎; 8 tháng 8 năm 1055 – 19 tháng 11 năm 1092, tên đầy đủ: Jalāl al-Dawla Mu'izz al-Dunyā Wa'l-Din Abu'l-Fatḥ ibn Alp Arslān, tiếng Ba Tư: معزالدنیا و الدین ملکشاه بن محمد الب ارسلان قسیم امیرالمومنین[1]), là hoàng đế (Sultan) của Đế quốc Đại Seljuk từ năm 1072 đến năm 1092. Tên của ông, Malik Shah, là một sự kết hợp giữa từ "malik" (vua) trong tiếng Ả Rập và từ "shah" (cũng có nghĩa là vua) trong tiếng Ba Tư.

Khi còn niên thiếu, ông theo cha Alp Arslan chinh chiến, song hành cùng vizia Nizam al-Mulk. Trong một cuộc viễn chinh năm 1072, phụ thân ông chẳng may bị thương nặng và qua đời chỉ mấy ngày sau đó. Sau đó, Malik-Shah đăng quang kế vị ngai vàng làm hoàng đế của Đế quốc Seljuk. Tuy nhiên, Malik-Shah không hề kế nhiệm một cách yên ổn. Ông phải giao chiến với người chú Qavurt khi ông này tranh ngai vị. Mặc dù Malik-Shah trên danh nghĩa là người đứng đầu đế quốc, nhưng trong phần lớn triều đại của ông, quyền điều hành triều chính phần lớn đều nằm trong tay của vizia Nizam al-Mul. Malik-Shah kết thúc cuộc chiến với người Karakhanid và tái thiết lập trật tự ở khu vực Kavkaz.

Ông giành được nhiều vùng lãnh thổ ở Tiểu Á của đế quốc Byzantine sau khi họ đại bại trước cha ông là Alp Arslan tại trận Manzikert năm 1071. Ngoài ra, ông ban lệnh cho sử dụng lịch Jalāli năm 1079. Malik Shah xâm chiếm Syria từ tay người FatimidAi Cập, thuần phục các vương hầu ở Edessa, Aleppo hay Damascus và được xem là một trong những ông vua nổi tiếng nhất của Seljuk.

Năm 1092, vị hoàng đế bị một trong những ái thiếp của mình hạ độc. Sau cái chết của ông, Đế quốc Đại Seljuk bị phân rã thành nhiều tiểu quốc nhỏ đối địch lẫn nhau. Kılıç Arslan I kế vị ông ở Anatolia, Mahmud I ở Ba Tư và em trai ông Tutush I ở Syria. Mối bất hoà giữa các nhà nước Seljuk là một trong nguyên nhân chính dẫn đến thành công ngoài mong đợi của cuộc thập tự chinh thứ nhất, diễn ra chỉ sau một thời gian ngắn vào năm 1096.[2] Những người con trai của Malik Shah bao gồm Berk-Yaruq, Muhammad I Tapar và Ahmed Sanjar.[3]

Tham khảo

  1. ^ Rāvandī, Muḥammad. Rāḥat al-ṣudūr va āyat al-surūr dar tārīkh-i āl-i saljūq. Tehran: Intishārāt-i Asāṭīr. tr. 85. ISBN 9643313662.
  2. ^ Asbridge, Thomas S., The First Crusade: A New History, (Oxford University Press, 2004), 334.
  3. ^ Der Hakim von Nischapur Omar Chajjám und seine Rubaijat, dựa trên bản chép tay bằng tiếng Ba Tư cũ và mới được phát hiện bởi Manuel Sommer, Pressler, Wiesbaden 1974, tr. 140

Tham khảo

  • Bosworth, C. E. (1968). “The Political and Dynastic History of the Iranian World (A.D. 1000–1217)”. Trong Frye, R. N. (biên tập). The Cambridge History of Iran, Volume 5: The Saljuq and Mongol periods. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 1–202. ISBN 0-521-06936-X.
  • Minorsky, Vladimir (1958). A History of Sharvān and Darband in the 10th-11th Centuries. University of Michigan. tr. 1–219. ISBN 978-1-84511-645-3.
  • Bosworth, C. Edmund (2002). “GOWHAR ḴĀTUN”. Encyclopaedia Iranica, Vol. XI, Fasc. 2. London et al. tr. 179.
  • Bosworth, C. E (1995). The Later Ghaznavids: Splendour and Decay: The Dynasty in Afghanistan and Northern India 1040-1186. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2014.
  • Durand-Guédy, David (2012). “MALEKŠĀH”. Encyclopaedia Iranica.
  • Peacock, Andrew. “SHADDADIDS”. Encyclopaedia Iranica.
  • Luther, K. A. (1985). “ALP ARSLĀN”. Encyclopaedia Iranica, Vol. I, Fasc. 8-9. tr. 895–898.
  • x
  • t
  • s

  • Vua Ba Tư
  • Đế quốc Media
  • Nhà Achaemenes
  • Thuộc Macedonia
  • Nhà Seleukos
  • Nhà Arsaces
  • Nhà Sassanid
  • Nhà Ghaznavid
  • Nhà Seljuk
  • Nhà Khwarezm Shah
  • Y Nhi hãn quốc
  • Nhà Timur
  • Nhà Safavid
  • Nhà Afshar
  • Nhà Zand
  • Nhà Qajar
  • Nhà Pahlavi
  • Cổng thông tin Lịch sử
  • Cổng thông tin Iran
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata