Susanoo-no-Mikoto

Một phần của loạt bài về
Thần đạo
Thần đạo
Nghi lễ và niềm tin
Kami · Lễ thanh tẩy · Đa thần giáo · Thuyết vật linh · Lễ hội Nhật Bản · Thần thoại
Thần xã
Danh sách các Thần xã · Ichinomiya · Hai mươi hai Thần xã · Hệ thống xếp hạng Thần xã hiện đại · Hiệp hội các Thần xã · Kiến trúc Thần đạo
Những vị thần tiêu biểu
Amaterasu · Sarutahiko · Ame-no-Uzume-no-Mikoto · Inari Okami · Izanagi-no-Mikoto · Izanami-no-Mikoto · Susanoo-no-Mikoto · Tsukuyomi-no-Mikoto
Tác phẩm quan trọng
Cổ sự ký (ca. 711 CE) · Nhật Bản thư kỷ (720 CE) · Fudoki (713-723 CE) · Rikkokushi (thế kỷ 8 đến thế kỷ 9 CE) · Shoku Nihongi (797 CE) · Kogo Shūi (807 CE) · Jinnō Shōtōki · Cựu sự kỷ (807 tới 936 CE) · Engishiki (927 CE)
Xem thêm
Nhật Bản · Tôn giáo tại Nhật Bản · Các thuật ngữ về Thần đạo · Các thần linh trong Thần đạo · Danh sách các đền thờ Thần đạo · Linh vật · Phật giáo Nhật Bản · Sinh vật thần thoại
 Cổng thông tin Thần đạo
  • x
  • t
  • s
Susano'o chém Yamata no Orochi, vẽ bởi Utagawa Kuniyoshi
Susanoo chém Yamata no Orochi, vẽ bởi Kuniteru

Susanoo (須佐之男 (スサノオ), Susanoo? cũng được La tinh hóa là Susano-o, Susa-no-O, Susano'o, và Susanowo), còn được biết đến với tên gọi Takehaya Susanoo-no-Mikoto (建速須佐之男命, Takehaya Susanoo-no-Mikoto?)Kumano Ketsumiko no kami tại Đền Kumano, là vị thần biển cảbão tố của Thần đạo. Ông cũng được cho là là người cai trị Neno-Katasu-Kuni (根之堅洲國) (giờ là Yasugi thuộc tỉnh Shimane). Ông kết hôn với Kushinadahime.

Truyền thuyết

Trong thần thoại Nhật Bản, Susanoo, vị thần bão tố hùng mạnh của Mùa hè, là em trai của Amaterasu, nữ thần Mặt Trời, và của Tsukuyomi, thần Mặt Trăng. Cả ba đều được sinh ra từ Izanagi, khi ông rửa sạch mặt mình khỏi bụi bẩn của Yomi, Hoàng Tuyền. Amaterasu được sinh ra khi Izanagi rửa mắt trái, Tsukuyomi được sinh ra khi ông rửa mắt phải, và Susanoo khi rửa mũi. Susanoo sử dụng Totsuka-no-Tsurugi làm vũ khí của mình.

Nguồn cổ nhất về truyền thuyết Susanoo là Cổ sự ký khoảng năm 712 CN và Nhật Bản thư kỷ khoảng năm 720 CN. Chúng kể một mối cừu hận có từ lâu đời giữa Susanoo và chị gái của mình. Khi ông rời khỏi Cao Thiên Nguyên bởi lệnh của Izanagi, ông tới để chào tạm biệt chị mình. Amaterasu thấy nghi ngờ, nhưng khi Susanoo đề xuất một thử thách để chứng minh sự thật lòng của mình, bà đã chấp nhận. Mỗi người trong số họ lấy một vật phẩm từ người còn lại và từ đó sinh ra các vị thần và nữ thần. Amaterasu sinh ra ba người phụ nữ từ Totsuka-no-Tsurugi của Susanoo trong khi ông sinh ra năm người đàn ông từ vòng cổ của bà. Tuyên bố rằng những vị thần là của bà vì họ được sinh ra từ vòng cổ của bà, và những nữ thần là của ông, bà quyết định rằng bà đã chiến thắng thử thách, vì vật phẩm của ông sinh ra phụ nữ. Hai người hài lòng được một thời gian, nhưng Susanoo, vị Thần Bão tố, trở nên bồn chồn. Trong cơn tức giận, ông đã phá hủy ruộng lúa của chị gái mình, ném một con ngựa bị lột da vào khung cửi của bà, và giết một trong những người hầu hạ của bà. Amaterasu, người đang trong cơn giận dữ và đau buồn, đã trốn bên trong Ama-no-Iwato (Thiên Nham Hộ), do đó giấu đi mặt trời trong một khoảng thời gian dài.

Tham khảo

Đọc thêm

  • Aston, William George, tr. 1896. Nihongi: Chronicles of Japan from the Earliest Times to A.D. 697. 2 vols. Kegan Paul. 1972 Tuttle reprint.
  • Chamberlain, Basil H., tr. 1919. The Kojiki, Records of Ancient Matters. 1981 Tuttle reprint.

Liên kết ngoài

  • Susanoo Lưu trữ 2011-05-18 tại Wayback Machine, Encyclopedia of Shinto
  • Susano-O no Mikoto, Kimberley Winkelmann, in the Internet Archive as of ngày 5 tháng 12 năm 2008
  • Shinto Creation Stories: Sosa no wo in Izumo, Richard Hooker, in the Internet Archive as of ngày 28 tháng 8 năm 2006
  • Susanoo vs Yamata no Orochi animated depiction
  • x
  • t
  • s
Văn bản ghi chép thần thoại
Sun goddess Amaterasu emerging out of a cave Susanoo slaying Yamato-no-Orochi
Truyền thuyết khai thiên lập địa
  • Kotoamatsukami
  • Kamiyo (Kamiyonanayo)
  • Kuniumi
  • Kamiumi
  • Izanami
  • Izanagi
  • Kagutsuchi
  • Watatsumi
  • Shinigami
Thần thoại Takamagahara
Thần thoại Izumo
Thần thoại Hyūga
Thời đại con người
Địa điểm linh thiêng và thần thoại
Biểu tượng Phật giáo chính
Thất Phúc Thần